Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Gà Bị Liệt Chân Chuẩn Nhất

gà bị liệt chân

Gà bị liệt chân là một hiện tượng phổ biến mà bất cứ con gà nào cũng có thể mắc. Vậy nguyên nhân chính là do đâu? Cách điều trị khi gà mắc bệnh này như thế nào chuẩn nhất? Bài viết dưới đây sẽ hướng anh em đi tìm lời giải đáp chi tiết nhất nhé!

gà bị liệt chân
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Gà Bị Liệt Chân Chuẩn Nhất

Nguyên nhân gà bị liệt chân là là gì?

Khi anh em thấy gà bị liệt chân thì đó là do những nguyên nhân dưới đây. Cụ thể:

Do gà thiếu Canxi hay Mangan

Đối với con người hay động vật, Canxi là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển xương. Đặc biệt, đối với gà từ giai đoạn 2 đến 4 tuần tuổi rất cần canxi.

Việc cho ăn nhiều chỉ giúp tăng trọng lượng cho gà. Hơn nữa, nếu gà sống trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời sẽ không thể hấp thụ tốt Vitamin D. Đồng thời, thiếu Canxi sẽ giảm độ chắc khỏe của xương. Chính nguyên nhân này khiến cho gà bị liệt chân, kém ăn và nguy cơ chết rất cao.

Nếu gà thiếu Mangan thì sẽ thấy chân sưng to, cánh, chân ngắn, khớp chân biến dạng. Điều này làm cho gà có tật ở chân, kém ăn, lờ đờ.

Nguyên nhân do bệnh Marek khiến gà bị liệt chân

gà bị liệt chân
Nguyên nhân do bệnh Marek khiến gà bị liệt chân

Nếu thời tiết thay đổi đột ngột trong khi gà còn nhỏ từ 12 đến 20 tuần tuổi rất dễ mắc căn bệnh này. Anh em sẽ thấy 1 bên chân gà hướng về trước và 1 bên về phía sau, cổ và cánh sẽ bị liệt.

Nếu bị virus xâm nhập sẽ tạo ra các tế bào Lympho, chuyển hóa thành các khối u nhỏ chèn lên các dây thần kinh di chuyển. Sức đề kháng của gà sẽ ức chế các độc tính đó và tạo nên các thể mãn tính hay cấp tính khác nhau.

Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, qua ăn uống chung và các yếu tố khác ngoài môi trường. Các triệu chứng thường xuất hiện như: Bỏ ăn, phân lỏng, tỷ lệ trứng giảm, tụt cân, đi lại khó khăn, cánh sã xuống.

Nguyên nhân do gà bị viêm da, viêm bàn chân

Một nguyên nhân nữa khiến gà bị liệt chân chính là bị viêm da, bàn chân bị lở loét, hoại tử. Có thể do không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ nên vi khuẩn xâm nhập vào bàn chân.

Cách điều trị hiệu quả khi gà bị liệt chân

Đối với hai trường hợp thiếu canxi, mangan và do bệnh Marek khiến cho gà bị liệt chân. Dưới đây sẽ là cách điều trị của hai nguyên nhân này như sau:

gà bị liệt chân
Cách điều trị hiệu quả khi gà bị liệt chân

Điều trị khi gà thiếu canxi hoặc Mangan nên bị liệt chân

Khi này anh em cần bổ sung các chất dinh dưỡng để gà có đủ dưỡng chất và tăng đề kháng như: Vitamin A, D, E, B1. Trộn vào thức ăn hoặc pha cho uống mỗi ngày cho gà uống.

Để bổ sung Canxi, Mangan cho gà khi bị liệt chân, anh em có thể dùng các loại thuốc đặc trị như: MEBI-CALCIPHOS, CANXI ONE S, CANXI MAX, CANXI-BIOTIN,… Cùng với việc bổ sung các vitamin như: ADE BCOMPLEX C và B12, MULTI-VITA VIP,…

Gà bị liệt chân do mắc bệnh Marek

Hiện này, chưa có thuốc đặc trị bệnh Marek. Do đó, nếu gà mắc bệnh Marek thì anh em làm theo các bước sau đây.

  • Theo dõi, quan sát gà mỗi ngày để phát hiện kịp thời nếu gà mắc bệnh.
  • Khi đã có gà mắc bệnh cần được cách ly ngay, tuyệt đối không được nhốt chung gà khỏe mạnh.
  • Dùng MEBI-IODINE vệ sinh tiêu độc và khử trùng chuồng cứ một tuần từ 1 đến 2 lần.
  • Khi đã có gà mắc bệnh Marek thì không được mua thêm gà về nuôi.
  • Để tăng cường sức đề kháng cho gà, anh em có thể dùng kháng sinh Doxy % hoặc MEBI-ENROFLOX ORAL. Kết hợp cùng với canxi, vitamin C, chất điện giải cho gà.
  • Nếu gà dùng thuốc mà không thuyên giảm, bệnh càng nặng thì nên tiêu huỷ toàn bộ số gà đã nhiễm bệnh đó. Sau đó để chuồng trống khoảng 3 tháng mới được sử dụng.

Biện pháp phòng tránh khi gà bị liệt chân

Để có biện pháp phòng tránh bệnh gà bị liệt chân, anh em cần tăng cường canxi, các chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe. Điều này giúp cho chân gà khỏe mạnh và vỏ trứng cứng chắc hơn.

  • Bổ sung vitamin C khi thời tiết thay đổi giúp cho gà có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi thời tiết xấu.
  • Cần thực hiện tiêm phòng vacxin đúng định kỳ cho gà con vào 1 ngày tuổi tránh mắc bệnh Marek. Vì thuốc điều trị bệnh này chưa có nên nếu gà mắc phải sẽ khó điều trị. Hơn nữa, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng sang những con khác.
  • Luôn đảm bảo việc vệ sinh, phun khử trùng chuồng trại liên tục. Chuồng gà luôn phải sạch sẽ, khô ráo tránh ẩm ướt nguy cơ mắc bệnh cao. Tẩy uế chuồng và các dụng cụ cho gà ăn hợp vệ sinh. Thực hiện các biện pháp trong an toàn sinh học khi chăn nuôi.
  • Khi gà có dấu hiệu cần tách riêng với những con khỏe ra. Tránh trường hợp lây chéo sẽ khó xử lý. Điều trị cho gà mắc bệnh nhưng cũng cần quan sát kỹ càng đến gà khỏe mạnh. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà cần thiết nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị khi gà bị liệt chân. Hy vọng rằng, những chia sẻ mà Jun88 mang đến sẽ giúp anh em nắm rõ nguyên nhân gà mắc bệnh. Từ đó, có phương án điều trị tốt nhất cho gà của mình.